Quy hoạch chuyên ngành Quy hoạch chuyên ngành

Lãnh đạo Sở Quy hoạch-Kiến trúc tham gia giảng dạy Lớp bồi dưỡng kinh nghiệm quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại.
Publish date 19/06/2024 | 14:33  | View Count: 439

Sáng ngày 19/6/2024, đồng chí Nguyễn Trọng Kỳ Anh-Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc đã tham gia trao đổi chuyên đề “Một số nội dung cơ bản của đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065-Giải pháp thực hiện và tổ chức quy hoạch” tại Lớp bồi dưỡng kinh nghiệm quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại K1-2024. Bài giảng tập trung vào một số nội dung:

Đồng chí Nguyễn Trọng Kỳ Anh-Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc đã tham gia trao đổi chuyên đề “Một số nội dung cơ bản của đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065-Giải pháp thực hiện và tổ chức quy hoạch” tại Lớp bồi dưỡng

 

Hà Nội đang thực hiện triển khai song song, phải đảm bảo đồng bộ “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”; “Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065” và “Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội đến năm 2035” phù hợp với Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Ban chấp hành Trung ương về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại, thích ứng với xu hướng biến đổi khí hậu của Thủ đô Hà Nội đã được Thành ủy Hà Nội đặt ra tại các Nghị quyết số 18/NQ-TU ngày 30/12/2022 về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định mục tiêu tổng quát: đến năm 2025 - phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại; đến năm 2030 - trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; đến năm 2045 - thành phố phát triển toàn diện bền vững. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là: “tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thông minh, xanh và bền vững”. Như vậy, Nghị quyết này đã xác định: “đô thị xanh” mới là bước khởi đầu để Hà Nội hướng tới trở thành “thành phố xanh”, “thành phố thông minh, hiện đại” và “thành phố phát triển toàn diện bền vững”.

Quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại là quá trình từ việc xây dựng mục tiêu đến lập chương trình, kế hoạch, quy hoạch đô thị, triển khai đầu tư xây dựng và quản lý vận hành, khai thác. Quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn có sự chi phối, tác động trực tiếp của các luật khác như: Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật môi trường, Luật xây dựng, Luật đấu thầu,... các Nghị định về quản lý cho từng lĩnh vực, từng mô hình như quản lý khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch, khu bảo tồn, khu cải tạo, chỉnh trang, tái phát triển các khu vực, không gian (bao hàm cả quản lý về đất đai, quản lý xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, quản lý triển khai các mô hình phát triển mới như đô thị xanh, đô thị tăng trưởng xanh, thành phố thông minh v.v...) có mối quan hệ tương hỗ cùng phát triển, cùng kiến tạo các không gian thích hợp và bền vững để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Các nội dung về phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại của thành phố Hà Nội cần được tiếp cận bao quát toàn diện hơn, không chỉ là quản lý không gian đô thị, mà còn là quản lý không gian toàn vùng thành phố.